Ngày 26-01-1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ ra Quyết định số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.
Thành lập Đảng bộ tỉnh Hải Hưng
Ngày 26-01-1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ ra Quyết định số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.
Từ ngày 09 đến ngày 10-02-1968 tại Đậu Xá (huyện Ân Thi), Tỉnh uỷ lâm thời Hải Hưng họp Hội nghị lần thứ nhất để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Sau khi hợp nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng có 46 uỷ viên (Hưng Yên có 15 uỷ viên), trong đó có 13 Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Theo sự chỉ định của Trung ương, Đồng chí Lê Quý Quỳnh làm Bí thư Tỉnh uỷ; đồng chí Nguyễn Hoài Đắc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; đồng chí Mai Văn Hách, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh; đồng chí Trần Quang Tạo, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chính trị viên Tỉnh đội.
Tỉnh uỷ đã nghiên cứu, trao đổi để xác định trách nhiệm trước Đảng bộ, nhân dân Hải Hưng và trước Trung ương Đảng. Hội nghị khẳng định tinh thần và ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của Trung ương đảng; đồng thời cũng thấy rõ việc hợp nhất sẽ không tránh khỏi có những tư tưởng sẽ phát sinh, cho nên việc nhanh chóng ổn định tư tưởng và tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của cả Đảng bộ, của tất cả các ngành, các cấp.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã tiến hành bầu Uỷ ban Kiểm tra theo điều lệ Đảng quy định và ra lời kêu gọi gửi cán bộ, đảng viên, nông dân tập thể, công nhân, học sinh, bộ đội… trong tỉnh thi đua đẩy mạnh công tác học tập, lập nhiều thành tích trên mặt trận sản xuất, chiến đấu và tổ chức đời sống để xây dựng tỉnh vững mạnh.
Ngày 25 và ngày 26-2-1968, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Hưng họp phiên đầu tiên. Các đại biểu thảo luận nhất trí về ý nghĩa, mục đích của việc hợp nhất tỉnh, về nhiệm vụ trước mắt của Hội đồng nhân dân tỉnh. Phiên họp này đã bầu đồng chí Nguyễn Hoài Bắc làm Chủ tịch; các đồng chí Mai Văn Hách, Nguyễn Văn Phúc, Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Vân làm Phó Chủ tịch.
Tháng 3-1968, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng họp Hội nghị lần thứ hai để sắp xếp các tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo các cơ quan tỉnh.
Như vậy, Hưng Yên là tỉnh lớn nằm giữa trung tâm châu thổ đồng bằng sông Hồng, là tỉnh đông dân nhất của miền Bắc. Ngoài ra, Hải Hưng còn là tỉnh có vị trí trọng yếu về kinh tế và giao thông vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Hưng phát triển toàn diện.
Đảng bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện cho cách mạng miền Nam
Ngay sau khi đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc (ngày 31-3-1968), Đảng bộ Hải Hưng đã lãnh đạo nhân dân tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế nhằm ổn định đời sống nhân dân. Ngày 01-4-1968, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết Động viên chính trị toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ: Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Ngày 20-7-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước cùng nhau chung sức, đồng lòng đánh tan giặc Mỹ, giành lấy độc lập tự do cho đất nước. Thực hiện Lời kêu gọi của Bác, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đoàn kết một lòng, ra sức làm tròn nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình với tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
Ngày 28-10-1968, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn về khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc trong điều kiện mới.
Là một tỉnh mới được hợp nhất, còn nhiều khó khăn, song Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng đã động viên toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tăng cường đoàn kết, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, ý chí quyết chiến, quyết thắng; nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Ngày 30-01-1969, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp bàn về công tác thuỷ lợi và bổ sung nâng cao quy hoạch hoàn thiện hệ thống thuỷ nông. Ngày 14-02-1069, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lại ra Nghị quyết số 63 về một số điểm trong công tác thuỷ lợi năm 1969, đồng thời cũng nhấn mạnh về công tác chống úng.
Do thực hiện tốt Nghị quyết của Ban Thường vụ, tính đến ngày 10-3-1969, toàn tỉnh có 91.342 ha lúa được cấy, đạt 94% kế hoạch; khoai lang được trồng 16.330 ha, đạt 68% kế hoạch; ngô trồng được 3.560 ha, đạt 88% kế hoạch… Về cây công nghiệp, tỉnh cũng chú ý phát triển: đay trồng được 3.990 ha, đạt 53% kế hoạch; mía trồng 658 ha, lạc 297 ha…
Được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, diện tích vụ đông xuân năm 1969 tăng trên 5.000 ha so với năm 1968, toàn tỉnh căn bản thu hoạch xong vụ lúa chiêm, phần lớn lúa xuân và một phần hoa màu, cây công nghiệp. Tốc độ thu hoạch tương đối nhanh, một số huyện còn thực hiện gặt đến đấu, cấy đến đó như Văn Lâm, Mỹ Hào…
Trước tình hình đó, ngày 12-6-1968, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 37-CT/TU về việc xác định đúng đắn những thắng lợi của vụ đông xuân, lãnh đạo chặt chẽ việc thu chia phân phối, làm tốt công tác lương thực… Chỉ thị nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng phải lãnh đạo thật sát, nhằm xác định đúng năng suất và sản lượng vụ chiêm, đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Về cuộc vận động phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng ở nông thôn và Thông tri số 238-TT/TW, ngày 18-6-1969 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phổ biến và thi hành Điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp ngày 30-6-1969 quyết định tiến hành đưa điều lệ vào hợp tác xã nông nghiệp, coi đây là một trong những nội dung trọng yếu của cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng ở nông thôn, nhằm củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đưa phong trào hợp tác hóa và sản xuất nông nghiệp tiến lên.
Giữa lúc cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam đang trên đà thắng lợi, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Đó là tổn thất vô cùng to lớn của dân tộc ta, Đảng ta và cách mạng của ta.
Thực hiện Chỉ thị số 173-CT/TW ngày 29-9-1969 của Bộ Chính trị Về đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch”, Tỉnh ủy Hải Hưng quyết định toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện đợt sinh hoạt chính trị: Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch; quyết tâm vươn lên, quyết tâm xây dựng tỉnh Hải Hưng giàu đẹp và vững mạnh về mọi mặt.
Bước sang năm 1970, để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Tỉnh ủy thấy rằng phải nhanh chóng khắc phục tình trạng hạn, úng, củng cố đê điều… Ngày 07-01-1970, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 93-NQ/TU về việc huy động cán bộ, công nhân viên chức, bộ đội, học sinh đi làm thủy lợi. Qua đó tăng cường lực lượng lao động cho mặt trận sản xuất nông nghiệp.
Trước yêu cầu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tháng 1-1970, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 194-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1970, nhằm đẩy mạnh cuộc vận động lao động sản xuất, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dung. Ngày 6-3-1970, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 195-NQ/TW, về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Ngày 15-3-1970, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 197-NQ/TW Về cuộc vận động phát huy dân chủ tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh vẽ và vững chắc.
Với ba nghị quyết trên của Bộ Chính trị đã thể hiện sự cố gắng và quyết tâm của Đảng ta trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, khuyết điểm, nhược điểm để đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giành thắng lợi mới.
Căn cứ vào tình hình cách mạng nước ta và điều kiện trong tỉnh, Ban Thường Tỉnh ủy họp ngày 20-3-1970 ra Nghị quyết số 98-NQ/TU về việc tăng cường công tác an ninh nhằm đánh bại mọi âm mưu, hoạt động của bọn phản cách mạng và đẩy mạnh các mặt công tác bảo vệ Đảng, kinh tế, cách mạng văn hóa…
Tháng 7-1970, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp nghiên cứu, thảo luận các Nghị quyết của Trung ương Đảng và ra Nghị quyết số 108-NQ/TU ngày 11-7-1970 về kế hoạch kết hợp tổ chức thực hiện ba nghị quyết lớn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng; về kê hoạch Nhà nước năm 1970; về cuộc vận động lao động sản xuất; về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh và Cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng ở nông thôn.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của tỉnh và trình độ của đội ngũ cán bộ, Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ba cuộc vận động do Trung ương phát động trong hai năm và chia thành bốn đợt. Ba cuộc vận động lớn do Bộ Chính trị đề ra đã tạo ra khí thế cách mạng sôi nổi trong mọi lĩnh vực công tác, chi viện kịp thời và đầy đủ yêu cầu của tiền tuyến. Qua ba cuộc vận động lớn, Tỉnh ủy đã tích cực chỉ đạo phong trào thi đua lao động sản xuất trên mọi mặt để thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1970.
Ngày 21-3-1970, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 78-CT/TU về việc tăng cường lãnh đạo củng cố các hợp tác xã yếu kém, đưa các hợp tác xã tiến lên đồng đều, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc.
Ngày 24-5-1971, Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Hưng họp ra thông báo số 07 quyết định thành lập Ủy ban Nông nghiệp tỉnh, đồng chí Nguyễn Hoài Bắc làm Chủ tịch ủy ban.
Đầu tháng 6-1971, trong lúc thu hoạch vụ đông xuân đang thu hoạch thif gặp hạn hán năng, diện tích hạn lên tới 13.000 ha. Đến tháng 8-1971, nước các song Hồng, sống Luộc, song Thái Bình lên cao, gây vỡ đê làm lũ lụt lớn xẩy ra. Được sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh và sự giúp đỡ của các tỉnh bạn là Thái Bình và Hải Phòng cùng các cơ quan trung ương, hậu quả do lũ lụt gây ra được hạn chế rất nhiều.
Bên cạnh những thành tích đạt được trong đợt chống lũ lụt, Đảng bộ có điều kiện đánh giá lại chất lượng cấp ủy, đảng viên. Công tác xây dựng Đảng có bước tiến đáng kể về cả chất lượng và số lượng đảng viên.
Bị thua đau trên chiến trường miền Nam, để cứu vãn sự phá sản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Tổng thống Mỹ Níchxơn ra lệnh đánh phá ác liệt trở lại đối với miền Bắc. Mở đầu chúng đánh vào Hải Phòng và Hà Nội. Nắm vững chủ trương của Trung ương về việc giữ vững và phát triển sản xuất trong thời chiến, Tỉnh ủy đã xác đinh rõ ràng: sản xuất nông nghiệp là trọng tâm, nêu cao tính tự lực, chủ động với trường hợp xấu nhất xẩy ra, bảo vệ đê điều… Tỉnh ủy chú tý giải quyết khó khăn cụ thể cho từng vùng.
Tinh thần chỉ đạo cụ thể và quyết tâm của Tỉnh ủy được quán triệt đến các cấp, các ngành, các tổ chức, quần chúng cơ sở, nên đã đề ra được phương hướng cụ thể, khắc phục được những hạn chế. Nền nông nghiệp của tỉnh từng bước được giữ vững, năng suât tăng cao, phong trào hợp tác hóa được đẩy mạnh, phát huy những ưu điểm và hạn chế được khuyết điểm để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, do điều kiện phát triển trong chiến tranh nhưng giá trị sản xuất cũng được tăng cao. Tổng giá trị toàn ngành năm 1968 đạt 36.672.000 đồng, bằng 90,9% kế hoạch. Sản xuất hàng tiêu dung và nông cụ được tăng cường. Tuy đạt được một số thành tích quan trọng song công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định như là thiếu nguyên vật liệu, thiếu sự chỉ đạo, quy hoạch cho phát triển… nên chưa phát huy được hết khả năng của ngành để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dung của nhân dân trong tỉnh.
Về xây dựng cơ bản, Tỉnh ủy đã chủ trương điều chỉnh kế hoạch và vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hoãn thi công những công trình vùng địch trọng tâm đánh phá, tăng cường đầu tư vào các công trình chống bão, lụt phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Giao thông vận tải được thông suốt, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế.
Ngành bưu điện có nhiều tiến bộ, thông tin liên lạc luôn được giữ vững.
Về thương nghiệp đã có những bước phát triển mới. Với phương châm hậu cần ngay tại chỗ, tiết kiệm tiêu dung, tự lực cánh sinh, Tỉnh ủy chủ trương các ngành trong hệ thồng lưu thông, phân phối đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho đời sống nhân dân, nhu cầu sản xuất và phục vụ chiến đấu.
Công tác tài chính được các cấp, các ngành chú trọng lãnh đạo và chỉ đạo, khai thác mọi khả năng để tăng nguồn thu ngân sách. Công tác ngân hàng được chú trọng cả ban mặt: tiền tệ, tín dụng và thanh toán.
Về văn hóa, xã hội, ngành giáo dục từ năm học 1967-1968 đã phát triển rất nhanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và chính sách, song ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, phong trào thi đua Hai tốt được duy trì, tổng số học sinh đến lớp ngày càng tăng cao và ổn định, đội ngũ giáo viên được bổ sung cả về chất lượng và số lượng.
Công tác thông tin tuyên truyền, đài, báo được tăng thêm về người và phương tiện, luôn bám chắc cá nhiệm vụ chính trị trung tâm nên có tác dụng tích cực trong việc góp phần giáo dục, động viên và cổ vũ quần chúng khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Công tác văn hóa, văn nghệ đạt được những thành tựu quan trọng,đảm bảo đúng các chủ đề phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Các câu lạc bộ được duy trì và phát triển rộng khắp.
Công tác y tế, tập trung phòng chữa bệnh và phòng dịch bệnh được đẩy mạnh. Việc xây dựng nhà vệ sinh, giếng nước trong công tác phòng bệnh được chú trọng.
Công tác thể dục thể thao, lấy bốn rèn, bảy luyện làm nội dung và mục tiêu phấn đấu, đồng thời chú ý nâng cao kỹ thuật chuyên môn.
Công tác thương binh, liệt sỹ được chú ý. Tỉnh tiến hành xây hai trại thương binh, tiếp nhận và có chính sách đối với số thương binh từ chiến trường trở về.
Công tác khoa học – kỹ thuật tuy còn mới mẻ, nội dung, phương pháp hoạt động còn lung túng, nhưng đã tổ chức nghiên cứu và phổ biến một số vấn đề về khoa học – kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc phấn đấu giành Ba mục tiêu trong nông nghiệp như: tổ chức hội nghị chuyên đề về cây điền thanh; nghiên cứu phân giống…
Phong trào bảo vệ trị an trong nông thôn, xây dựng cơ quan, xí nghiệp an toàn ngày càng được đẩy mạnh, có nội dung thiết thực và trở thành phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ. Các công tác thi đua phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Các ngành công an, quân đội, kiểm soát, tòa án tỉnh kết hợp chặt chẽ, cố gắng phát huy hết chức năng của mình, áp dụng nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn hoạt động phá hoại của địch. Đi sâu và trừng trị kịp thời những hành vi tham ô, trộm cắp, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Công tác chi viện chiến trường miền Nam và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đạt kết quả tốt. Năm 1968, địch xâm phạm vùng trời Hải Hưng 188 lần, đánh phá 99 lần, đã gây ra cho tỉnh thiệt hại về người và của. Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, năm 1968, tỉnh đã tích cực xây dựng dân quân tự vệ, nâng cao ý thức cảnh giác, đẩy mạnh phong trào Tay cày, tay sung và tay búa, tay sung sẵn sàng chiến đấu
Thực hiện chủ trương của Trung ương, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ cả ba mặt là chống chiến tranh gián điệp của đế quốc Mỹ, chống tội phạm khác, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh trật tự.
Bước sang năm 1970, đế quốc Mỹ tuy thất bại đã rõ ràng nhưng vẫn còn ngoan cố. Do vậy, cuộc chiến tranh giữa ta và địch ngày càng phức tạp và quyết liệt trên tất cả các mặt trận.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, Tỉnh ủy Hải Hưng lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể ra sức động viên cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong tỉnh quyết tâm xây dựng lực lượng, chi viện đầy đủ cho chiến trường. Tỉnh ủy phát động phong trào: Toàn Đảng, toàn dân hướng ra tiền tuyến, nhằm vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa thực hiện tốt chính sách hậu phương, giữ gìn trật tự an ninh. Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố, rèn luyện về chính trị và quân sự.
Năm 1972, để cứu vãn tình thế Níchxơn đã huy động lực lượng lớn không quân và hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Quán triệt chủ trương của Trung ương, ngay từ đầu năm 1972, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giữ gìn an ninh trật tự.
Ngày 17-5-1972, Tỉnh ủy Hải Hưng họp bất thường, bàn chuyên đề về chủ động đánh địch và phòng tránh, chi viện đầy đủ sức người, sức của cho tiền tuyến và bàn nhiện vụ của Đảng bộ và nhân dân Hải Hưng trong thời gian tới.
Ngày 24-5-1972, địch tiếp tục đánh lớn vào khu ga Hải Dương, Nhà máy sản xuất mỳ sợi, cầu Lai Vũ… Đến ngày 25-7-1972, trong vòng hai tháng địch đánh 118 lần vào địa bàn tỉnh, trong điểm đánh phá lần này là khu nhà thờ Mai Xá, Phương Tào (Tiên Lữ), phố Lê Lợi và Quang Trung (thị xã Hưng Yên).
Để đẩy mạnh tinh thần quyết chiến, quyết thắng, Tỉnh ủy phát động thi đua bắn rơi máy bay Mỹ thứ 100 của tỉnh và mở một tháng đánh máy bay Mỹ từ ngày 2-9-1972 đến hết tháng 9-1972.
Đêm ngày 18-12-1973, Níchxơn phát động chiến dịch Lainơ Bếchcơ II mở cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn vào miền Bắc nước ta. Cuộc tập kích này kéo dài 12 ngày đêm. Quân và dân miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội đã cảnh giác cao, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tốt, bình tĩnh đánh giặc đã lập công xuất sắc bắn rơi 81 máy bay làm lên trận Điện Biên Phủ trên không, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của địch, buộc chúng phải trở lại bàn đàm phán và ký Hiêph định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 21-7-1973.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể
Ngày 05-8-1968, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong ba năm (1968-1970) đã nêu rõ trong việc phân cấp quản lý kinh tế cho tỉnh thì tỉnh giữ vai trò trọng yếu do đó nhiệm vụ của Đảng bộ Hưng Yên rất nặng nề. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng càng phải bám chắc và bảo đảm phục vụ tốt công tác nhiệm vụ chính trị của Đảng là đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương là Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, đồng thời đẩy mạnh ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa mà trọng tâm là cuộc cách mạng kỹ thuật.
Năm 1968, công tác giáo dục chính trị trong Đảng bộ Tỉnh ủy đặc biệt coi trọng, Tỉnh ủy đề ra những biện pháp sâu sát thường xuyên đối với từng đối tượng.
Năm 1972, việc nghiên cứu và quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 220 của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Tỉnh ủy, Tỉnh ủy đã coi trọng việc bồi dưỡng và xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng, kiên trì đấu tranh… nhằm đẩy lùi tư tưởng tiêu cực như ngại khó, ngại khổ của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Công tác chính trị tư tưởng được gắn liền với công tác tổ chức nhằm nâng cao trình độ năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành.
Công tác đào tạo, điều động, đề bạt cán bộ năm 1968 được các cấp tiến hành tích cực và đạt kết quả tốt.
Trong năm 1968, cuộc vận động xây dựng chi bộ và đảng viên Bốn tốt, xây dựng huyện ủy và huyện ủy viên Bốn tốt được duy trì và tích cực thực hiện với chất lượng cao, phát huy tác dụng lãnh đạo của đảng bộ cấp trên trên nhiều mặt công tác và giúp cho đảng viên nâng cao ý thức và trách nhiệm.
Năm 1968, công tác phát triển Đảng được cấp ủy chú trọng, toàn tỉnh đã kết nạp được 5.889 đảng viên. Năm 1971, Tỉnh ủy chú trọng công tác xây dựng Đảng, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và chất lượng lãnh đạo của các tổ chức, cơ sở Đảng và cấp ủy.
Tuy nhiên, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành thiếu nhạy bén. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn nhiều sơ hở. Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy còn nhiều hạn chế.
Ngày 04-01-1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 145-NQ/TU Về bồi dưỡng lý luận chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, kỹ thuật và tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Nghị quyết nhấn mạng nhiệm vụ và biện pháp thực hiện bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng văn hóa, nghiệp vụ kỹ thuật cho cán bộ, đảng viên.
Ngày 01-3-1972, Ban Bí thư Trung ương Đảng họp và ra Thông báo số 02 về Nghị quyết điều động cán bộ của Bộ Chính trị về công tac tại Hải Hưng. Theo đó, đồng chí Ngô Duy Đông, Ủy viên Ủy ban Nông nghiệp Trung ương về làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Tạo, Thứ trưởng Phủ Thủ tướng về làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh.
Lúc này, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Hải Hưng tập trung vào hai vấn đề lớn là đoàn kết, thống nhất nội bộ Tỉnh ủy và sự chỉ đạo thực hiện vụ sản xuất đông xuân 1971-1972.
Việc giải quyết tình hình nội bộ và củng cố khối đoàn kết trong Tỉnh ủy đáp ứng được nguyện vọng của các ngành, các cấp và lấy lại được lòng tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên với Tỉnh ủy.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các đoàn thể quần chúng thường xuyên giáo dục, tổ chức và vận động quần chúng nhân dân, ra sức khắc phục khó khăn, thi đua thực hiện mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Đoàn Thanh niên Lao động đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng văn hóa, khoa học – kỹ thuật cho cán bộ, đoàn viên và thanh niên dưới nhiều hình thức, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ công tác của thanh niên nhằm tiếp tục nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, làm chủ tập thể, chủ động sáng tạo, phát huy khí thế Ba sẵn sàng.
Công tác thiếu niên nhi đồng cũng đạt nhiều tiến bộ, phong trào thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua Làm nghìn việc tốt có tác dụng giáo dục và cổ vũ mọi hoạt động của các em.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tích cực chỉ đạo và phát huy phong trào Ba đảm đang trở thành cao trào, tập trung mọi lực lượng phụ nữ trong tỉnh ra sức khắc phục khó khăn, thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu.
Công đoàn các cấp trong tỉnh đã tập trung sự chỉ đạo và hướng mọi hoạt động của công nhân, viên chức vào việc thực hiện các cuộc động viên chính trị do Đảng phát động. Công đoàn các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị công nhân viên chức thường kỳ hàng tháng, quý, năm.
Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện, xã chú trọng vận động các tầng lớp nhân dân dẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ; giáo dục cho quần chúng nhân dân nhận rõ âm mưu thủ đoạn xảo quyệt, độc ác, tàn bạo của kẻ thù, tạo lòng căm thù sâu sắc, động viên nhân dân kiên quyết đấu tranh chống chiến tranh phá hoại, chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp…
Tỉnh ủy coi trọng việc chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân, củng cố các đoàn thể quần chúng để động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Phong trào quần chúng năm 1969 có nhiều tiến bộ, tuy nhiên không phát triển đều ở tinh thần, thái độ lao động của quần chúng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp. Tinh thần cần cù lao động, thức khuya dậy sớm nay không còn.
Quán triệt nghị quyết 19 của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy đã hướng hoạt động của các tổ chức quần chúng thực hiện tốt Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm; Cuộc vận động dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn… Các tổ chức quần chúng đã thông qua các cuộc vận động lớn của Đảng và các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đảng; ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; ngày thành lập Đoàn… để giáo dục đoàn viên, hội viên phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động.
Năm 1972, về công tác đoàn thể quần chúng, Tỉnh ủy nhấn mạnh vai trò của các đoàn thể, giáo dục và tổ chức quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng ở địa phương. Thực hiện phương hướng đó, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ và tổ chức Công đoàn đã thông qua việc giáo dục về tình hình nhiệm vụ và công tác lao động sản xuất, phòng không sơ tán, phòng chống bão lụt, vận động toàn quân, xây dựng dân quân tự vệ, đảm bảo giao thông vận tải phục vụ chiến đấu.
Trong 5 năm qua (1968-1972), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Hưng đã phấn đấu vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, từng bước tạo ra những biến đổi sâu sắc trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt, việc hợp nhất đã tạo cho tỉnh cả thế và lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Hải Hưng đã cố gắng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, phòng chống thiên tai đạt nhiều kết quả to lớn tạo đà cho sự phát triển của các năm tiếp theo.