Đấu thầu, dự án
Đăng ngày: 12/08/2018 - Lượt xem: 61
Phần 11 - Đảng bộ lãnh đạo chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, vừa sản xuất vừa chiến đấu, chi viện cho cách mạng miền Nam (1966 – 1967)

Tỉnh ủy đã đánh giá cao kết quả việc xây dựng hợp tác xã, khẳng định phong trào hợp tác xã trong tỉnh thực sự vững mạnh.

Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội


Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đang dồn sức thi đua thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì đế quốc Mỹ điên cuồng mở chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc. Nhiệm  vụ cách mạng của dân tộc ta chuyển sang một giai đoạn mới:cả nước có chiến tranh. Chống Mỹ trở thành nhiệm vụ cấp bách và thiêng liêng của cả dân tộc.


Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 (3-1965) về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt; Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (12-1965) về tình hình và nhiệm vụ mới, Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị, toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh đã tập trung cao độ xây dựng hậu phương vững mạnh, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, đáp ứng yêu cầu của cả nước.


Tỉnh ủy đã đánh giá cao kết quả việc xây dựng hợp tác xã, khẳng định phong trào hợp tác xã trong tỉnh thực  sự vững mạnh. Việc lãnh đạo sản xuất đã có sự  tiến bộ, phương hướng sản xuất được xác định rõ rang, bổ sung hoàn chỉnh thích hợp từng vùng. Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về việc phát triển các loại cây lương thực chính như: lúa, ngô, khoai, đồng thời đẩy mạnh trồng các loại cây hoa màu, cây có bột. Những cây công nghiệp như đay, mía…nhất là đay có giá trị kinh tế cao  cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp địa phương và xuất khẩu được chú ý gieo trồng. Năm 1966, tốc độ phát triển của cây công nghiệp rất mạnh, tăng 45,8% so với năm 1960 (về giá trị tổng sản lượng).


Trong sản xuất nông nghiệp, khâu chăn nuôi được quan tâm. Đàn trâu, bò, lợn, gia cầm được đẩy mạnh ở cả ba khâu: quốc doanh, tập thể hợp tác xã và gia đình xã viên. Đầu năm 1966, Hưng Yên mới chỉ có một số hợp tác xã chăn nuôi tập thể những đến cuối năm thì 100% hợp tác xã tiến hành chăn nuôi tập thể.


Chấp hành Chỉ thị 107-CT/TW ngày  21-8-1965 của Ban Bí thư về việc tiếp tục một  bước mới cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng và trung du, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo thí điểm tại một huyện và tiến hành tiếp ở ba huyện. Kết quả là cán bộ, đảng viên, xã viên đã nhận thức được tình hình nhiệm vụ mới, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể; nhận thức về áp dụng các biện pháp khoa học-kỹ thuật liên hoàn được  nâng lên. Đến cuối năm 1966, Hưng Yên đã đưa 197 hơp tác xã nhỏ thành 485 hợp tác xã lớn có quy mô từ 100-200 ha. Trình độ lãnh đạo của Ban chủ nhiệm hợp tác xã được nâng lên.


Nhìn chung, sau quá trình cải tiến quản lý hợp tác xã, quan hệ sản xuất được củng cố, cơ sở vật chất-kỹ thuật của hợp tác xã được tăng cường. Công cụ lao động thủ công dần dần được thay thế bằng các công cụ cải tiến và cơ khí nhỏ.
Quá trình xây dựng và củng cố hợp tác xã là quá trình không ngừng xây dựng cơ sở, vật  chất-kỹ thuật cho hợp tác xã vững mạnh, nhất là phục  vụ cho việc thâm canh tăng năng suất.Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo củng cố hệ  thống thủy lợi, xây dựng đồng ruông, bờ vùng bờ thửa, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, các cơ sở ủ phân, chế biến phân, bảo quản giống và tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật phục vụ việc trồng trọt, chăn nuôi.


Kết quả, nhờ có đầu tư kỹ thuật, tiến hành các biện pháp thâm canh, trang bị máy cơ khí nhỏ vào sản xuất nông nghiệp nên đã đem lại những kết quả to lớn. Tổng diện tích gieo trồng năm 1967 thực hiện được 113.715 ha so với kế hoach đạt 90,8%; năng suất lúa năm 1967 đạt 4,347 tấn/ha, có huyện đạt 5 tấn/ha…


Về công tác thủy lợi, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã vượt gian khổ, phấn đấu liên tục suốt từ ngày hòa bình lập lại. Với tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, phấn đấu liên tục bốn mùa làm thủy lợi, nhân dân Hưng Yên đã thu được nhiều thành tích. Bản đồ thủy lợi Hưng Yên được bổ sung mới liên tục, phản ánh kịp thời sự thay đổi nhanh chóng đó.


Cùng với công tác thủy lợi, ccác địa phương trong tỉnh đã chủ động giải quyết khâu kỹ thuật liên hoàn như làm giống, làm đất, thời vụ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, đã tuyển chọn  được nhiều going ngô, lúa, khoai, đay tốt.
Trong ba năm cải tạo và 5 năm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, trong điều kiện vừa phải chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, hưng Yên đã kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với nông nghiệp, tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp một cách  toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, tạo thêm khối lượng hàng hóa và thị trường được mở rộng…


Với chủ trương phát triển công nghiệp, phục vụ cho nông nghiệp để tăng diện tích, tăng sản lượng, tăng năng suất, tỉnh đã tập trung đầu tư bốn trạm bơm trung gian và biến thế điện với hơn 500 km đường dây điện tạo thành mạng lưới điện rộng khắp trong tỉnh. Ngay từ cuối năm 1965, công nghiệp địa phương đã tích cực phục  vụ việc trang bị cơ khí nhỏ thay thế lao động thủ công ở các hợp tác xã nông nghiệp. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp đều tăng, năm 1966 la 20.219.000 đồng, vượt 17,7% so vơí kế hoạch, so với năm 1964 tăng 10,4%... Đây là két quả quan trọng đánh dấu bước chuyển biến mới trong phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương; đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến thiét cơ bản và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.


Tuy nhiên, việc chỉ đạo công nghịêp, thủ công nghiệp đại phưong còn có những hạn chế, tồn tại cần khắc phục như xây dựng kế hoạch thiếu toàn diện, thiếu cân đối; kế hoạch sản xuất không tương xứng với kế hoạch cung cấp vật tư…
Công tác giao thông vận tải và thương nghiệp cũng được Tỉnh uỷ chú trọng, quan tâm, đầu tư. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Về giáo dục đào tạo, Tỉnh uỷ đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống giáo dục phổ thông. Trong tỉnh có hơn 93% dân số biết chữ, hơn 90% xã viên hợp tác xã có trình độ văn hoá từ lớp 2 trở lên, 85% cán bộ chủ chốt trong các xã và hợp tác xã, đảng viên, đoàn viên có trình độ văn hoá từ lớp 4 trở lên, trong đó 50% có trình độ lớp 5. Hơn 75% cán bộ chủ chốt của huyện, tỉnh có trình độ văn hoá cấp II, trong đó 8,6% có trình độ văn hoá cấp III. Số cán bộ được cử đi học các trường đại học và theo học hàm thụ tại chức ngày càng tăng.


Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 và Chỉ thị 104, ngày 28-7-1965 của Ban Bí thư Về công tác, văn hoá, văn nghệ trong tình hình mới, năm 1966-1967, công tác văn hoá thông tin, văn nghệ, truyền thanh đã hướng vào việc tuyên truyền cổ động, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tập trung tuyên truyền cho đợt vận động chính trị hưởng ứng lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ban Thông tin văn hoá các xã được thành lập và hoạt động đều. Phòng trào văn hoá, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp các thôn, các cơ quan, đơn vị, trường học. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá cũng phát triển…
Mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện và xã hoạt động nền nếp. Trên 90% số người đã được tiêm phong trong diện tiêm chủng các loại vacxin phòng dịch tả, thương hàn, bạch hầu… Công tác phòng bệnh xã hội và truyền nhiễm được tỉnh rất chú ý.
Phong trào thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, tỉnh đã đầu tư cho các môn thể thao truyền thống như bóng bàn, bóng chuyền, vật. Việc rèn luyện thân thể trong nhà trường, các cơ quan được hưởng ứng nhiệt tình.


Xây dựng quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, chi viện cách mạng miền Nam


Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12, Chỉ thị số 127-CT/TW, ngày 17-5-1966 Về việc tăng cường lãnh đạo công tác dân quân, tự vệ và hậu bị trong tình hình mới và Chỉ thị số 134-CT/TW, ngày 12-8-1966 Về tăng cường lãnh đạo giáo dục rèn luyện thanh niên và dân quân, tự vệ, chuẩn bị tốt lực lượng bổ sung cho quân đội của Ban Bí thư, các cấp, các ngành chú trọng tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị an ninh, phòng không nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo giao thông vận tải, thông tin liên lạc để tích cực chống chiến tranh phá hoại của địch.


Hưởng ứng Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa hoặc lâu hơn. Hà Nội, Hải Phòng và một số xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sơ! Không có gì quý hơn độc lập tự do…” toàn tỉnh dấy lên phong trào học tập chính trị, xác định lập trường kiên định chống Mỹ, cứu nước và khắc sâu long căm thù giặc, nâng cao tinh thần cách mạng, qua đó phát huy truyền thống yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc trong các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương. Hầu hét các huyện, thị đều tổ chức quán triệt đường lối giai cấp của Đảng nhằm đảm bảo chất lượng, ý thực chính trị và trình độ tổ chức chỉ huy chiến đấu.
Công tác phòng không nhân dân sẵn sàng chiến đấu có những chuyển biến tốt, nhân dân nêu cao cảnh giác khi có máy bay địch xâm phạm vùng trời, có kinh nghiệm phòng tránh kịp thời.
Ngày 19-5-1967, địch đánh phá dữ dội khu kho Văn Điển. Phối hợp cùng các trận địa tên lửa Hà Nội, trận địa tên lửa ở Long Hưng (Văn Giang) đã đánh rất hiệu quả, góp phần cùng Hà Nội bắn rơi tại chỗ 10 chiếc máy bay. Ngày 22-6-1967, bộ đội phòng không Hưng Yên bắn rơi 2 máy bay của địch. Chiến thắng này đã cổ vũ Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên hăng hái đánh giặc lập công. Bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ nêu cao tinh thần cảnh giác, thường trực chién đấu, lập được chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh.


Thực hiện chủ trương sơ tán, Hưng Yên đã đón nhận nhiều cơ quan Trung ương, các trường học, nhà máy, xí nghiệp từ các khu trọng điểm sơ tán về.
Trong công tác bảo vệ trị an, với nhận thức chống chiến tranh tâm lý và những hoạt động gián điệp của địch là một mặt của chống chiến tranh phá hoại, là một bộ phận của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 145 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị số 42 của Tỉnh uỷ về việc tăng cường giữ vững an ninh trong tỉnh trước từng bước leo thang của đế quốc Mỹ.
Công tác lãnh đạo và chỉ đạo quân sự địa phương giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được các cấp uỷ Đảng tăng cường, nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, tích cực xây dựng dân quân tự vệ, làm tốt công tác phòng không nhân dân.


Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã coi trọng việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đồng thời cũng rất coi trọng xây dựng Đảng về tổ chức, làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nanm, bồi dưỡng ý thức tư tưởng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là tư tưởng tự lực cánh sinh, tinh thần cần, kiệm xây dựng hợp tác xã…

Công tác tư tưởng giai đoạn này tập trung giáo dục về đạo đức cách mạng, về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và vấn đề quốc tế; thực hiện tốt các cuộc vận động Ba xây, ba chống; Cải tiến quản lý hợp tác xã…


Chính quyền các cấp thường xuyên được củng cố, tăng cường thêm những cán bộ có năng lực, tinh thần, trách nhiệm cao, đạo đức tác phong tốt để đảm đương trách nhiệm. Trong việc kiện toàn cán bộ, Tỉnh uỷ có chủ trương tăng cường cán bộ lãnh đạo, nhất là nữ. Trong các cấp uỷ huyện, thị đã có hơn 20% là nữm, đây thực sự là chuyển biến mới về nhận thức của cán bộ, đảng viện về công tác cán bộ nữ.
Việc đào tạo cán bộ, đảng viên về các mặt chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn có nhiều tiến bộ. Hầu hết cán bộ, đảng viên được học tập chính trị, văn hoá, mở rộng hệ thống trường lớp ở địa phương. Tỉnh mạnh dạn cử cán bộ đi học các lớp tập trung do Trung ương mở.


Năm 1966, số chi bộ, đảng bộ đạt loại khá chiếm 55%, chi bộ, đảng bộ yếu kém còn 6%. Nhìn chung vai trò lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm trong công tác của đảng viên được nâng cao.
Việc phát triển đảng viên được các cấp uỷ Đảng coi trọng nhằm tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Đảng bộ đã chú ý những nơi xung yếu, tổ chức Đảng còn ít đảng viên, tăng cường việc giáo dục, mở các lớp cảm tình Đảng… Năm 1966, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã kết nạp được 2.648 đảng viên mới, hầu hết là các cơ sở sản xuất công, nông ngiệp - những người tiêu biểu nhất trong phong trào. Năm 1967, Đảng bộ Hưng Yên kết nạp được 2.616 đảng viên mới, trong đó có 1.377 đảng viên là thanh niên đạt 52,71%, 764 là nữ chiếm 29,25% (tăng 10,7% so với năm 1964).


Về chính trị tư tưởng, trong năm 1966-1967, Tỉnh uỷ đã tiến hành kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt: giáo dục tình hình, đường lối, chính sách của Đảng; giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng; giáo dục hiểu biết về quản lý kinh tế, khao học kỹ thuật và chiến tranh nhân dân, phát động quần chúng tiến hành báo công, lập công chống Mỹ, cứu nước…


Phát huy thành tích đã đạt được, toàn tỉnh dấy lên phong trào thi đua xây dựng Đảng bộ Bốn tốt, chính quyền Hai tốt, Mặt trận Ba gương mẫu, Thanh niên Ba sẵn sàng, Phụ nữ Ba đảm đang… Các đoàn thể quần chúng được các cấp uỷ Đảng quan tâm lãnh đạo, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, phát động đoàn viên, hội viên, công nhân viên chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đã có những hoạt động tích cực.
Trong những năm 1966-1967, Hưng Yên đã thực hiện tốt các cuộc vận động đề ra trong chiến đấu cũng như trong sản xuất. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Tỉnh uỷ đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương vào thực tiễn địa phương, lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tỉnh kịp thời chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, khẩn trương triển khai lực lượng phòng không nhân dân. Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã đạt những thắng lợi to lớn, quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, chi viện cho cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi mới.

Tin liên quan