Chuyển đổi số
Đăng ngày: 11/09/2023 - Lượt xem: 112
Thanh toán an toàn trong kỷ nguyên số

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số” diễn ra sáng 21/8, các chuyên gia đưa ra cảnh báo về tình hình an toàn thanh toán, đặc biệt là trong thanh toán điện tử có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo với nhiều mối đe dọa đang xuất hiện và có những tác động tiêu cực đối với các tổ chức tài chính, cũng như khách hàng.

Điều này đòi hỏi các đơn vị cần nghiên cứu, đưa ra những giải pháp, tiến bộ công nghệ bảo mật mới giúp các tổ chức có thể bảo vệ tốt hơn dữ liệu của khách hàng, tạo niềm tin và thúc đẩy hoạt động thanh toán điện tử của người dân trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

95% ngân hàng thực hiện chuyển đổi số

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào nhận định: trong vài năm gần đây, chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra nhanh chóng trong khu vực và nhất là ở Việt Nam. Có ít nhất 95% ngân hàng tại Việt Nam đang tích cực thực hiện chuyển đổi số.

“Các ngân hàng ở Việt Nam hiểu rằng chuyển đổi số không chỉ là một hay hai sự cải tiến, mà là một sự phát triển đổi mới liên tục. Đó là những nỗ lực không ngừng tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ các giao dịch, phục vụ khách hàng tốt hơn, và đem đến hiệu quả cho không chỉ riêng một ngân hàng, mà toàn ngành ngân hàng nói chung”, bà Winnie Wong cho biết.

Mặt khác, bà Winnie Wong cũng cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam rất hưởng ứng và đón nhận chuyển đổi số. Xu hướng này ở Việt Nam thậm chí phổ biến hơn các nước còn lại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong một nghiên cứu của Mastercard vào năm 2022, có tới 94% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán số trong năm qua. Trong khi, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và kể cả những nước phát triển hơn, tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 88%.

“Vì vậy, Mastercard nhìn nhận Việt Nam đang dẫn đầu trong việc nắm bắt kỹ thuật và chuyển đổi số. Chúng tôi thấy rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục, các ngân hàng sẽ tiếp tục cập nhật, sử dụng và phát triển hơn nữa để nâng cao các dịch vụ ngân hàng và phục vụ tốt hơn cho khách hàng Việt Nam”, đại diện Mastercard chia sẻ.

Đồng quan điểm, Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Anh Tuấn cho biết: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, rất nhiều tổ chức tín dụng đã đạt được số lượng giao dịch trên kênh số lên tới 90%. Điều đó giúp các tổ chức tín dụng giảm thiểu nhiều chi phí so với thực hiện các giao dịch truyền thống trước đây.

Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các hình thức thanh toán số đều hướng tới mục tiêu Quyết định 1813 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025).

Rủi ro từ những hình thức lừa đảo mới

“Trong ứng dụng công nghệ, như chúng ta đã nói rất nhiều về lợi ích của chuyển đổi số và người dân được hưởng lợi, ngân hàng được hưởng lợi, xã hội có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi số chúng ta cũng sẽ phải đối diện với một số rủi ro”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ thẳng thắn. Bởi lẽ, trong bất cứ lĩnh vực dịch vụ nào, dù hiện đại đến đâu thì kẻ gian vẫn tìm đủ mọi cách để phát hiện ra kẽ hở để lợi dụng, từ đó chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

xem chi tiết tại đây

 

 

                                                                                                                                                         Nguồn; theo nhandan.vn

Tin liên quan