Đấu thầu, dự án
Đăng ngày: 12/08/2018 - Lượt xem: 190
Phần 6: Chống phá kế hoạch bình định của địch, giữ vững lực lượng kháng chiến (12/1949 – 3/1951)

Tháng 12-1950, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp và đề ra những chủ trương nhằm ổn đinh tình hình cách mạng ở Hưng Yên, một mặt đưa ra những biện pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng trong tỉnh, chống sự đánh phá của địch.

6.1 Chống địch đánh chiếm toàn tỉnh, phá tề, trừ gian, bảo toàn lực lượng

Ngày 22-12-1949, địch mở chiến dịch Điabôlô (Con quay) trong vòng 10 ngày (từ 22 đến 30-12-1949) với một lực lượng lớn, gồm hai binh đoàn thiện chiến lớn, gồm hai binh đoàn thiện chiến nhất lúc đó. Tổng cộng có khoảng 4.000 quân. Trong trận càn này địch dùng thủ đoạn chiến thuật khác hẳn những cuộc càn trước đây thọc sâu vào phía nam tỉnh. Chúng thực hiện bao vây rộng, nhanh chóng vu hồi, bịt kín khu vực càn, đánh chiếm những điểm then chốt để chia cắt địa bàn chiến dịch thành những khu tảo thanh, không hợp điểm toàn chiến dịch, chiếm đến đâu, vũ trang cho bọn phản động tại chỗ. Địch triệt để lợi dụng giao thông thuỷ bộ và hệ thống nhà thờ Thiên Chúa giáo. Thủ đoạn của địch là tiến đánh hướng trọng điểm, lướt qua vùng không bị đánh trả, tập trung đánh phá những nơi ta kháng cự, lợi dụng bọn phản động tại chỗ sử dụng đi càn quét, cướp bócm, chia rẽ lương giáo. Trong 3 ngày (từ ngày 22 đến ngày 24-12-1949), địch đã chiếm đóng 20 vị trí, vũ trang hầu hết cho bọn phản động ở các nhà thờ Công giáo, nối thông các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng… Trận càn Điabôlô đã gây một tâm lý hoang mang, dao động ở Hưng Yên vì ta bị bất ngờ cả về thời gian, tính chất, mục đích của địch. Trong vùng địch mới chiếm sau chiến dịch, chúng đặt thêm hàng chục vị trí, lập tề ở hầu hết các thôn, đẩy mạnh hoạt động của nguỵ quyền. Hàng ngàn thanh niên bị địch bắt đi vào lính nguỵ. Toàn tỉnh, mỗi ngày địch càn tới 15-20 trận lớn nhỏ, chúng gây ra nhiều vụ tàn sát có tính chất “khủng bố trắng”.

Trước những hành động khủng bố đó của địch, nhiều huyện, xã, cán bộ đảng viên phải bất đất, sống lưu vong. Một số cơ quan lãnh đạo của tỉnh phải chỉ đạo theo lối “cầu vòng”. Cán bộ ở laịi bám vào cơ sở chỉ đạo phong trào phải chịu đựng cuộc sống hết sức gian khổ. Nhiều cán bộ, đảng viên bị địch phục bắt, bị chỉ điểm nên đã hy sinh. Mặc dù kẻ địch dở mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm mua chuộc, lừa bịp đi đôi với khủng bố tàn sát hết sức dã man… nhưng nhân dân Hưng Yên vẫn một lòng tin tưởng vào Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào kháng nhất định thắng lợi, đã chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, hết lòng bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội dù chết vẫn không khuất phục trứơc quân thù.

6.2 Hội nghị Tỉnh uỷ ở Quyển Sơn (Hà Nam) và những nhiệm vụ mới

Sau trận càn Điabôlô, địch còn tiếp tục ra sức thực hiện kế hoạch bình định, tiến hành càn quét liên miên, triệt phá cơ sở kháng chiến của ta, bắt, giam và giết cán bộ của ta, bắt dân lập tề… Kế hoạch bình định của địch với ưu thế về quân sự và những hành động khủng bố tàn sát hết sức dã man, quyết liên gây cho Đảng bộ và nhân dân Hưng  Yên những tổn thất nặng nề.

Trước tình hình đó, từ ngày 1 đến 20-4-1950, Tỉnh uỷ Hưng Yên họp Hội nghị cán bộ tại Quyển Sơn (Hà Nam). Hội nghị quyết định mở cuộc vận động “đả phá tư tưởng cầu an”. Thực hiện chỉ thị của Liên khu uỷ, Tỉnh uỷ phát động “một tháng hoạt động cách mạng” (từ 19-5-1950 đến 19-6-1950) để gây thanh thế và khôi phục phong trào. Hội nghị Quyển Sơn đã như một luồng gió mới đem lại lòng tin cho Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên. Nghị quyết của Tỉnh uỷ được triển khai nhanh chóng.

Với phương châm “vừa tác chiến, vừa xây dựng”, “lấy tác chiến để thúc đẩy xây dựng”, bộ đội ở tỉnh về huỵên, bộ đội huyện về xã, bám đất, bám dan cũng dân sản xuất và đánh giặc. Mở đầu là ngày 15-4-1950, đại đội 15 phục kích địch tại Quán Dạt (Phù Cừ) diệt một tiểu đội địch. Bộ đội Tiên Lữ nội ứng đánh bốt Đầu Nặng… Ngày 19-5-1950, triển khai “tháng hoạt động mạnh” tổng phá tề đã diễn ra rầm rộ khắp tỉnh với khẩu hiệu “trắng ra trắng, đen ra đen”, “lập tề là phản quốc”. Hầu hết các ban tề bị giải tán. Cùng với phá tề, “tháng hoạt động mạnh” mở đầu ta phá các cầu Chợ Đầu, Cầu Vàng (Tiên Lữ), cầu Đìa (Ân Thi)…tập trung đánh địch càn quét, phục kích đánh địch đi tuần, đẩy mạnh công tác binh vân.

Trước hoạt động dồn dập của ta, lúc đầu địch không kịp đối phó, nhưng sau đó chúng đã tập trung tung quân ra càn quét chống trả quyết liệt. Phát huy khí thế tiến công, quân ta càng thắng lợi nhiều trận càn ở Mão Xuyên, Bình Trì, Thổ Hoàng (Ân Thi), bộ đội Khoái Châu đánh địch ở Phù Sa (Đại Tập); giành thắng lợi liên tiếp ở Đoàn Đào (Phù Cừ), Trương Xá (Kim Động)…

Kết thúc “tháng hoạt động mạnh” và đợt “tổng phá tề” ta đã thu được kết quả: tiêu diệt và phá tề ở nhiều nơi, hạn chế được kế hoạch bình định của địch. Tuy nhiên, do chủ trương việc không sát, chỉ đạo thiếu cụ thể nên ta đã phạm phải một số khuyết điểm. Chính vì vậy, ngày 3-5-1950, Thường vụ Tỉnh uỷ họp bất thường ở Hà Nam về công tác phá tề trừ gian. Ngày13-6-1950, Ban Thường vụ tỉnh uỷ họp và mởi cuộc vận động “Lương, giáo đoàn kết” nhằm giành lại ưu ở địch hậu, để sửa chữa khuyết điểm trước đây.

Phát huy thành tích và kinh nghiệm hoạt động trong tháng 5 và tháng 6-1950, đợt hoạt động này đã giành thắng lợi liên tiếp. Ngày 10-7-1950, bộ đội Tiên Lữ trống càn tại Hoàng Xá mở đầu cho hàng loạt các hoạt động chống càn thắng lợi. Việc chống càn thắng lợi đã làm cho địch co hẳn lại không dám hung hăng như trước. Việc phá tề được trấn chỉnh, kết hơp chặt chẽ với tác chiến phá hương đồn, tháp canh.

Từ tháng 10-1950, hoạt động của ta bị chững lại, không duy trì được như trước. Địch lợi dụng tình hình này đã tập trung đánh phá dữ dội, biến Hưng Yên thành “vùng khó khăn nhất chiến trường miền Bắc”. Tháng 10-1950, Tỉnh uỷ phát động đợt hoạt động phối hợp với chiến dịch Biên giới. Mặc dù tình hình đang rất khó khăn nhưng các địa phương vẫn hưởng ứng tích cực, liên tiếp đánh địch: phục kích 22 trận, chống càn 6 trận; quấy rối vị trí địch 136 lần, tiêu diệt các bố Khê Than (Ân Thi), Đức Chiêm, Ngô Xá (Kim Động). Nhiều huyện tổ chức vũ trang vào tận làng có tề phản động như Minh Khai (Văn Lâm), Mão Chinh (Mỹ Hào)… Công tác binh vận cũng thu được thành quả tích cực, hơn 4.500 binh lính nguỵ và lính bao an, hương dũng đã bỏ quân ngũ…

Sau Hội nghị Quyển Sơn, Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân trong tỉnh đấu tranh với địch, giành được những thắng lợi quan trọng. Nhưng bên cạnh những thắng lợi lơn lao đó, vẫn còn một số hạn chế tồn tại nên phong trào chung trong tỉnh vẫn còn có nhiều khó khăn.

Tháng 12-1950, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp và đề ra những chủ trương nhằm ổn đinh tình hình cách mạng ở Hưng Yên, một mặt đưa ra những biện pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng trong tỉnh, chống sự đánh phá của địch. Hội nghị này đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình đấu tranh của quân và dân Hưng Yên, kiên trì mọi mặt, đón thời cơ tiến lên giành thắng lợi mới.

Tin liên quan